Dinh dưỡng cho bé và mẹ mang thai

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc khi có dấu hiệu mang thai có được làm đẹp hay không? Dưới đây là một vài mẹo làm đẹp rất an toàn và hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng để luôn xinh đẹp ngay cả khi bầu bí nhé!

Chăm sóc làn da khô

Làn da của bạn có thể trở nên khô hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ và nó có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau trên cơ thể. Để làn da mịn màng hơn, nên hạn chế tắm nước nóng và sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu da khô quá mức thì hãy thử sử dụng một miếng chà da, chẳng hạn như một miếng xơ mướp, hoặc một bông tắm mềm mại. Rút ngắn thời gian tắm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô người.

Không sử dụng hóa chất trên da

Phương pháp điều trị mụn trứng cá, điều trị kháng sinh và kem bôi da có chứa các chất dẫn xuất của vitamin A đều không nên sử dụng trong thai kỳ. Để làm sạch làn da hiệu quả, nên sử dụng loại sữa rửa mặt không có hóa chất. Lý tưởng nhất là bạn có thể tự chế sữa rửa mặt cho mình, chỉ cần trộn bột yến mạch với sữa chua tự nhiên (1: 1) là bạn đã có ngay một loại sữa rửa mặt phù hợp với hầu hết các loại da và rất an toàn.

Tránh sử dụng xà phòng để rửa mặt vì chúng có thể chứa các chất làm mềm da có thể gây tắc lỗ chân lông. Nếu da của bạn bị nhờn trong khi mang thai hãy thử sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ dầu dư thừa trên da.

Chú ý đến mái tóc

Một kiểu tóc đơn giản sẽ rất phù hợp khi đang mang thai, nhưng không có nghĩa là phải cắt tóc ngắn, bạn có thể búi cao hoặc tết lại để mái tóc của mình trông gọn gàng và đẹp hơn, sử dụng các phụ kiện điểm tô cho mái tóc cũng là một cách để giúp bạn trông xinh đẹp và nữ tính hơn.

Sử dụng những dụng cụ làm đẹp đơn giản

Một chiếc kẹp uốn mi sẽ giúp cho đôi mắt của bạn thêm long lanh và che bớt được sự mệt mỏi, hoặc đơn giản chỉ cần một chút kem dưỡng ẩm, kem che khuyết điểm, mascara, má hồng thêm chút son bóng nhẹ nhàng là đã đủ để mẹ luôn xinh đẹp và rạng ngời ngay cả khi đang bầu bí.

Mách mẹ bầu làm đẹp trong thai kỳ

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc khi có dấu hiệu mang thai có được làm đẹp hay không? Dưới đây là một vài mẹo làm đẹp rất an toàn và hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng để luôn xinh đẹp ngay cả khi bầu bí nhé!

Chăm sóc làn da khô

Làn da của bạn có thể trở nên khô hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ và nó có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau trên cơ thể. Để làn da mịn màng hơn, nên hạn chế tắm nước nóng và sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu da khô quá mức thì hãy thử sử dụng một miếng chà da, chẳng hạn như một miếng xơ mướp, hoặc một bông tắm mềm mại. Rút ngắn thời gian tắm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô người.

Không sử dụng hóa chất trên da

Phương pháp điều trị mụn trứng cá, điều trị kháng sinh và kem bôi da có chứa các chất dẫn xuất của vitamin A đều không nên sử dụng trong thai kỳ. Để làm sạch làn da hiệu quả, nên sử dụng loại sữa rửa mặt không có hóa chất. Lý tưởng nhất là bạn có thể tự chế sữa rửa mặt cho mình, chỉ cần trộn bột yến mạch với sữa chua tự nhiên (1: 1) là bạn đã có ngay một loại sữa rửa mặt phù hợp với hầu hết các loại da và rất an toàn.

Tránh sử dụng xà phòng để rửa mặt vì chúng có thể chứa các chất làm mềm da có thể gây tắc lỗ chân lông. Nếu da của bạn bị nhờn trong khi mang thai hãy thử sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ dầu dư thừa trên da.

Chú ý đến mái tóc

Một kiểu tóc đơn giản sẽ rất phù hợp khi đang mang thai, nhưng không có nghĩa là phải cắt tóc ngắn, bạn có thể búi cao hoặc tết lại để mái tóc của mình trông gọn gàng và đẹp hơn, sử dụng các phụ kiện điểm tô cho mái tóc cũng là một cách để giúp bạn trông xinh đẹp và nữ tính hơn.

Sử dụng những dụng cụ làm đẹp đơn giản

Một chiếc kẹp uốn mi sẽ giúp cho đôi mắt của bạn thêm long lanh và che bớt được sự mệt mỏi, hoặc đơn giản chỉ cần một chút kem dưỡng ẩm, kem che khuyết điểm, mascara, má hồng thêm chút son bóng nhẹ nhàng là đã đủ để mẹ luôn xinh đẹp và rạng ngời ngay cả khi đang bầu bí.


Khi có những dấu hiệu có thai, bạn sẽ luôn đắn đo nên ăn và không ăn gì đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Sầu riêng là loại trái cây ngon nhưng liệu mẹ có nên ăn trong thai kỳ không, cùng tìm hiểu nhé.

1. Công dụng của sầu riêng

Dù bạn thích hay không thích thì cũng phải thừa nhận, sầu riêng thực sự rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh tật.

– Phòng và trị táo bón:Sầu riêng cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ tuyệt vời trong việc phòng ngừa lẫn chữa trị táo bón.

– Phòng bệnh thiếu máu: Sự thiếu hụt chất folate có thể gây ra dạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguy hại.Và sầu riêng đã được biết đến là nguồn phong phú chất folate.

– Tốt cho sức khỏe xương: Chúng ta cần biết, kali giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu. Và sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào.

– Duy trì sức khỏe của tuyến giáp: Sầu riêng có chứa chất iodine và đồng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc giúp cơ thể sản xuất và hấp thu hormon.

– Trợ giúp hệ tiêu hóa: Sầu riêng chứa nhiều chất thiamin – một loại vitamin B, có tác dụng giúp ăn ngon miệng và sản xuất axít hydrochloric trong dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

– Làm dịu chứng đau nửa đầu: Chất riboflavin – một loại vitamin B khác được tìm thấy trong sầu riêng, thường được các bác sĩ sử dụng trong việc trị chứng nhức nửa đầu.

– Tăng cường sức khỏe răng miệng: Sầu riêng có chứa photpho giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu.

2. Mẹ bầu và sầu riêng

Chưa có nghiên cứu nào về việc mẹ bầu ăn sầu riêng thì con sinh ra, da sẽ xù xì xấu xí, thậm chí là mồ hôi nặng mùi như những lời đồn thổi dân gian. Tuy nhiên, do sầu riêng rất giàu năng lượng, vì nó chứa nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở mẹ bầu. Nếu quá mê thì mẹ bầu cũng có thể ăn sầu riêng với lượng ít (dưới 150g cơm sầu riêng mỗi ngày). Nên ăn sầu riêng cùng một số loại hoa quả có tính mát như dứa, dưa bở, bưởi,… để điều hòa nhau.

Đặc biệt, những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thì nhất định phải cố gắng "kiêng" sầu riêng vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.

Sầu riêng có tốt cho mẹ mang thai?

Khi có những dấu hiệu có thai, bạn sẽ luôn đắn đo nên ăn và không ăn gì đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Sầu riêng là loại trái cây ngon nhưng liệu mẹ có nên ăn trong thai kỳ không, cùng tìm hiểu nhé.

1. Công dụng của sầu riêng

Dù bạn thích hay không thích thì cũng phải thừa nhận, sầu riêng thực sự rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh tật.

– Phòng và trị táo bón:Sầu riêng cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ tuyệt vời trong việc phòng ngừa lẫn chữa trị táo bón.

– Phòng bệnh thiếu máu: Sự thiếu hụt chất folate có thể gây ra dạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguy hại.Và sầu riêng đã được biết đến là nguồn phong phú chất folate.

– Tốt cho sức khỏe xương: Chúng ta cần biết, kali giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu. Và sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào.

– Duy trì sức khỏe của tuyến giáp: Sầu riêng có chứa chất iodine và đồng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc giúp cơ thể sản xuất và hấp thu hormon.

– Trợ giúp hệ tiêu hóa: Sầu riêng chứa nhiều chất thiamin – một loại vitamin B, có tác dụng giúp ăn ngon miệng và sản xuất axít hydrochloric trong dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

– Làm dịu chứng đau nửa đầu: Chất riboflavin – một loại vitamin B khác được tìm thấy trong sầu riêng, thường được các bác sĩ sử dụng trong việc trị chứng nhức nửa đầu.

– Tăng cường sức khỏe răng miệng: Sầu riêng có chứa photpho giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu.

2. Mẹ bầu và sầu riêng

Chưa có nghiên cứu nào về việc mẹ bầu ăn sầu riêng thì con sinh ra, da sẽ xù xì xấu xí, thậm chí là mồ hôi nặng mùi như những lời đồn thổi dân gian. Tuy nhiên, do sầu riêng rất giàu năng lượng, vì nó chứa nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở mẹ bầu. Nếu quá mê thì mẹ bầu cũng có thể ăn sầu riêng với lượng ít (dưới 150g cơm sầu riêng mỗi ngày). Nên ăn sầu riêng cùng một số loại hoa quả có tính mát như dứa, dưa bở, bưởi,… để điều hòa nhau.

Đặc biệt, những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thì nhất định phải cố gắng "kiêng" sầu riêng vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.


Dưới đây là những loại thực phẩm kể từ khi có dấu hiệu có thai bạn tuyệt đối không được ăn vì rất dễ gây sảy thai.

Ngải cứu

Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nên nếu ăn quá nhiều thì sản phụ dễ có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì). Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên.

Rau ngót

Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Vì vậy, mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

Rau chùm ngây

Trau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng "phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây".

Rau sam

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Rau răm

Phụ nữ đang trong thời kì mang thai không nên ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì vì rau răm có thể khiến mẹ bầu dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Ớt chuông, các loại ớt cay

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu.

Mướp đắng

Phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

Những loại rau dễ gây sảy thai

Dưới đây là những loại thực phẩm kể từ khi có dấu hiệu có thai bạn tuyệt đối không được ăn vì rất dễ gây sảy thai.

Ngải cứu

Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nên nếu ăn quá nhiều thì sản phụ dễ có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì). Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên.

Rau ngót

Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Vì vậy, mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

Rau chùm ngây

Trau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng "phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây".

Rau sam

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Rau răm

Phụ nữ đang trong thời kì mang thai không nên ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì vì rau răm có thể khiến mẹ bầu dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Ớt chuông, các loại ớt cay

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu.

Mướp đắng

Phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…


Một trong những triệu chứng mang bầu hay gặp là đau lưng. Đối với những bầu công sở thì điều này còn làm bầu khổ sở hơn rất nhiều.

Ngồi ở công sở 8 tiếng/ngày với người thường còn mệt, huống chi với bầu. Đặc biệt là những bầu ở vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai đã rất to, gây áp lực lớn lên lưng của bạn. Ðể giảm bớt những cơn đau lưng rất thường xảy ra, bạn hãy thử thực hiện những mẹo sau đây.

1. Việc bạn cần làm đầu tiên là hãy mua một chiếc gối mềm. Với một chiếc gối êm ái kê sau lưng sẽ làm giảm áp lực lên lưng do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng. Đó cũng là vật giúp bạn thư giãn mỗi khi mệt mỏi. Nhưng bầu nhớ nhé, chiếc gối cần đủ to và chắc chắn để làm điểm tựa vững chắc cho bạn và có thể giúp bạn ngồi thẳng lưng.

2. Bạn nên cố gắng giữ thẳng lưng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Khi cần cúi xuống lấy đồ, bạn chỉ nên khuỵu một bên gối, không cúi gập người. Tránh xoay vặn mình khi đang lấy. Hạn chế các động tác với tay cao quá đầu. Nếu cần nâng, nhấc vật gì nặng, có thể nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp khác. Tất cả những lời khuyên này là đều nhằm giúp bạn tránh những động tác có thể gây chấn động tới thai nhi.

3. Dù biết đặc thù công việc văn phòng là thường phải ngồi một chỗ, nhưng các mẹ bầu đừng quên là bác sỹ luôn khuyên bạn phải thường xuyên vận động, vì điều này giúp ích cho việc sinh nở sau này. Thường xuyên thay đổi tư thế, vị trí đứng, ngồi để máu lưu thông tốt và các khớp xương được thư giãn. Thỉnh thoảng có thể bỏ giày ra cho chân được thông thoáng.

4. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên duy trì giấc ngủ trưa nơi chỗ làm. Lưu ý khi nằm, bạn nên nghiêng sang trái. Không nên nằm gối quá cao, gây trũng vùng lưng khiến bạn dễ đau lưng lúc ngủ dậy. Nếu có dấu hiệu đau nhức, bạn nên làm ấm vùng lưng bằng các túi chườm nước nóng, xoa bóp lưng và nắn nhẹ khớp xương sống.

5. Bí quyết cuối cùng và cũng quan trọng không kém. Rất nhiều chị em may mắn khi mang bầu không bị nghén hoặc thời gian nghén ngắn. Vậy là các mẹ bầu theo đà ăn uống được đã ăn rất thoải mái, thậm chí là ăn nhiều. Điều này dẫn tới việc tăng ký quá nhanh và nó thật sự không tốt cho sức khỏe của cả bầu cũng như bé cưng trong bụng. Lời khuyên dành cho bầu là ăn uống vừa phải để tăng cân từ từ, không để trọng lượng gây áp lực đột ngột lên các đốt sống. Bên cạnh đó, các động tác yoga, mát-xa lúc về nhà vừa giảm hẳn đau lưng, nhức mỏi mà còn giúp bạn sinh bé dễ dàng.

➡ Lưu ý mẹ bầu!

Phía dưới bàn làm việc ở chỗ làm, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhỏ để gác chân lên thay vì thả chân xuống đất. Cách 2 tiếng, nên xoa bóp chân theo hướng từ dưới lên trên nhằm giảm nguy cơ bị phù. Tốt nhất là khoảng mỗi giờ một lần, mẹ bầu nên rời vị trí để đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng hoặc hành lang, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

Giam đau lưng cho bà bầu

Một trong những triệu chứng mang bầu hay gặp là đau lưng. Đối với những bầu công sở thì điều này còn làm bầu khổ sở hơn rất nhiều.

Ngồi ở công sở 8 tiếng/ngày với người thường còn mệt, huống chi với bầu. Đặc biệt là những bầu ở vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai đã rất to, gây áp lực lớn lên lưng của bạn. Ðể giảm bớt những cơn đau lưng rất thường xảy ra, bạn hãy thử thực hiện những mẹo sau đây.

1. Việc bạn cần làm đầu tiên là hãy mua một chiếc gối mềm. Với một chiếc gối êm ái kê sau lưng sẽ làm giảm áp lực lên lưng do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng. Đó cũng là vật giúp bạn thư giãn mỗi khi mệt mỏi. Nhưng bầu nhớ nhé, chiếc gối cần đủ to và chắc chắn để làm điểm tựa vững chắc cho bạn và có thể giúp bạn ngồi thẳng lưng.

2. Bạn nên cố gắng giữ thẳng lưng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Khi cần cúi xuống lấy đồ, bạn chỉ nên khuỵu một bên gối, không cúi gập người. Tránh xoay vặn mình khi đang lấy. Hạn chế các động tác với tay cao quá đầu. Nếu cần nâng, nhấc vật gì nặng, có thể nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp khác. Tất cả những lời khuyên này là đều nhằm giúp bạn tránh những động tác có thể gây chấn động tới thai nhi.

3. Dù biết đặc thù công việc văn phòng là thường phải ngồi một chỗ, nhưng các mẹ bầu đừng quên là bác sỹ luôn khuyên bạn phải thường xuyên vận động, vì điều này giúp ích cho việc sinh nở sau này. Thường xuyên thay đổi tư thế, vị trí đứng, ngồi để máu lưu thông tốt và các khớp xương được thư giãn. Thỉnh thoảng có thể bỏ giày ra cho chân được thông thoáng.

4. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên duy trì giấc ngủ trưa nơi chỗ làm. Lưu ý khi nằm, bạn nên nghiêng sang trái. Không nên nằm gối quá cao, gây trũng vùng lưng khiến bạn dễ đau lưng lúc ngủ dậy. Nếu có dấu hiệu đau nhức, bạn nên làm ấm vùng lưng bằng các túi chườm nước nóng, xoa bóp lưng và nắn nhẹ khớp xương sống.

5. Bí quyết cuối cùng và cũng quan trọng không kém. Rất nhiều chị em may mắn khi mang bầu không bị nghén hoặc thời gian nghén ngắn. Vậy là các mẹ bầu theo đà ăn uống được đã ăn rất thoải mái, thậm chí là ăn nhiều. Điều này dẫn tới việc tăng ký quá nhanh và nó thật sự không tốt cho sức khỏe của cả bầu cũng như bé cưng trong bụng. Lời khuyên dành cho bầu là ăn uống vừa phải để tăng cân từ từ, không để trọng lượng gây áp lực đột ngột lên các đốt sống. Bên cạnh đó, các động tác yoga, mát-xa lúc về nhà vừa giảm hẳn đau lưng, nhức mỏi mà còn giúp bạn sinh bé dễ dàng.

➡ Lưu ý mẹ bầu!

Phía dưới bàn làm việc ở chỗ làm, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhỏ để gác chân lên thay vì thả chân xuống đất. Cách 2 tiếng, nên xoa bóp chân theo hướng từ dưới lên trên nhằm giảm nguy cơ bị phù. Tốt nhất là khoảng mỗi giờ một lần, mẹ bầu nên rời vị trí để đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng hoặc hành lang, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.


Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bắt đầu những dấu hiệu có thai . Việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và trẻ , những hạn chế mẹ cần chú ý để bảo vệ con .

3 Tháng cuối thai kỳ là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời.

Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh và tìm hiểu về sinh mổ.

Mang thai tháng đầu

Sự thay đổi về sinh lý

Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.

Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.

Buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.

Triệu chứng mang thai

– Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút.

– Ngực hơi căng cứng.

– Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.

– Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

– Chậm kinh

– Đau lưng

Cách xử trí

– Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

– Bụng phát triển

– Tăng cân

– Vết dãn da

– Trứng cá

– Thay đổi sắc tố da

– Nám da

– Nổi mạch máu

– Giãn tĩnh mạch

– Ra mồ hôi và nổi ban đỏ

– Phù nề

– Rụng tóc

Dinh dưỡng và ăn uống

Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.

Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể

Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.

Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga

Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng

Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Thuốc và vitamin

Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.

Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.

Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…

Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.

Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.

Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày

Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Kiến thức mang thai 3 tháng đầu và cuối

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bắt đầu những dấu hiệu có thai . Việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và trẻ , những hạn chế mẹ cần chú ý để bảo vệ con .

3 Tháng cuối thai kỳ là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời.

Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh và tìm hiểu về sinh mổ.

Mang thai tháng đầu

Sự thay đổi về sinh lý

Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.

Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.

Buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.

Triệu chứng mang thai

– Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút.

– Ngực hơi căng cứng.

– Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.

– Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

– Chậm kinh

– Đau lưng

Cách xử trí

– Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

– Bụng phát triển

– Tăng cân

– Vết dãn da

– Trứng cá

– Thay đổi sắc tố da

– Nám da

– Nổi mạch máu

– Giãn tĩnh mạch

– Ra mồ hôi và nổi ban đỏ

– Phù nề

– Rụng tóc

Dinh dưỡng và ăn uống

Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.

Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể

Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.

Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga

Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng

Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Thuốc và vitamin

Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.

Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.

Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…

Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.

Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.

Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày

Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.


Từ khi có dấu hiệu mang thai, em cảm thấy đây là quãng thời gian khó khăn và mệt mỏi nhất. Em lúc nào cũng bồn chồn, khó chịu, cáu bẳn. Lý do là sao ta, là em đang mang thai hay tại anh cứ làm cho em bực bội. Vợ chồng mình cùng thỏa thuận với nhau một vài quy tắc nho nhỏ, để những ngày em mang thai là những ngày hạnh phúc của cả 2 ta, anh nhé!

1. Em và anh đều cần một không gian riêng, 1 khoảng thời gian riêng để làm điều mình thích, và như thế em sẽ bớt săm soi khi thấy anh làm một điều ngớ ngẩn nào đấy.

2. Em cần ngủ nhiều hơn, nếu có thể thì anh nên tắt TV 30 phút trước khi đi ngủ, em sẽ có giấc ngủ sâu và đỡ mệt mỏi. Khi tỉnh dậy, chúng ta sẽ thấy sảng khoái hơn.

3. Em phải có thời gian ra ngoài với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ những vấn đề phụ nữ với nhau, sẽ giúp em cảm thấy vui vẻ và dễ chịu.

4. Em sẽ không bỏ qua việc tập thể dục vì những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp em giải phóng năng lượng và cảm thấy thoải mái hơn, còn có thể giúp được ít nhiều khi em sinh em bé. Vì thế, anh nhớ hỗ trợ em nhé, đừng càu nhàu. Có anh ủng hộ, em làm việc gì cũng thấy tự tin hơn.

5. Em sẽ suy nghĩ về những hành động, lời nói, việc làm… của anh làm em dễ cáu kỉnh, bực bội nhất. Nếu em không tự bỏ qua cho anh được, em báo trước với anh về những chủ đề em không thích, anh nhớ tránh nhé.

6. Em sẽ không vì đứa con thương yêu của chúng ta trong bụng mà bỏ quên chuyện ấy đâu. Chuyện ấy cũng sẽ giúp em giữ cân bằng tốt hơn và cảm thấy yêu thương anh hơn.

7. Em sẽ tích cực quan tâm và đối xử tốt với anh. Em sẽ không để anh có cảm giác bị bỏ rơi, nhưng anh cũng đừng quá ganh tỵ với con bé bỏng nha.

8. Nhớ đừng bao giờ để em bị đói. Lúc đói em sẽ dễ quạu hơn nhiều đấy! Anh cũng bỏ thói quen réo tên vợ mỗi khi làm gì đó nhé, em đang rất nặng nề, và mệt nhọc, em biết là anh sẽ làm được tất cả mọi thứ mà, chỉ cần anh chịu khó để ý chút xíu thôi.

9. Em sẽ nói thẳng những vấn đề của em. Nếu em mệt, em sẽ nói là mệt và anh nên tự động giúp đỡ việc nhà cho em nhé.

10. Đây là cơ hội có 1 không 2 để anh chăm sóc em mà không cần kiêng dè bất cứ ai. Em biết đàn ông thường vụng về mà, tuy nhiên, em tin rằng với sự cố gắng của mình, anh sẽ đỡ đần được rất nhiều việc cho em và cùng em tận hưởng thời gian trước khi con ra đời.
—–
Bài viết dễ thương từ webtretho

Thỏa thuận với chồng khi mang thai

Từ khi có dấu hiệu mang thai, em cảm thấy đây là quãng thời gian khó khăn và mệt mỏi nhất. Em lúc nào cũng bồn chồn, khó chịu, cáu bẳn. Lý do là sao ta, là em đang mang thai hay tại anh cứ làm cho em bực bội. Vợ chồng mình cùng thỏa thuận với nhau một vài quy tắc nho nhỏ, để những ngày em mang thai là những ngày hạnh phúc của cả 2 ta, anh nhé!

1. Em và anh đều cần một không gian riêng, 1 khoảng thời gian riêng để làm điều mình thích, và như thế em sẽ bớt săm soi khi thấy anh làm một điều ngớ ngẩn nào đấy.

2. Em cần ngủ nhiều hơn, nếu có thể thì anh nên tắt TV 30 phút trước khi đi ngủ, em sẽ có giấc ngủ sâu và đỡ mệt mỏi. Khi tỉnh dậy, chúng ta sẽ thấy sảng khoái hơn.

3. Em phải có thời gian ra ngoài với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ những vấn đề phụ nữ với nhau, sẽ giúp em cảm thấy vui vẻ và dễ chịu.

4. Em sẽ không bỏ qua việc tập thể dục vì những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp em giải phóng năng lượng và cảm thấy thoải mái hơn, còn có thể giúp được ít nhiều khi em sinh em bé. Vì thế, anh nhớ hỗ trợ em nhé, đừng càu nhàu. Có anh ủng hộ, em làm việc gì cũng thấy tự tin hơn.

5. Em sẽ suy nghĩ về những hành động, lời nói, việc làm… của anh làm em dễ cáu kỉnh, bực bội nhất. Nếu em không tự bỏ qua cho anh được, em báo trước với anh về những chủ đề em không thích, anh nhớ tránh nhé.

6. Em sẽ không vì đứa con thương yêu của chúng ta trong bụng mà bỏ quên chuyện ấy đâu. Chuyện ấy cũng sẽ giúp em giữ cân bằng tốt hơn và cảm thấy yêu thương anh hơn.

7. Em sẽ tích cực quan tâm và đối xử tốt với anh. Em sẽ không để anh có cảm giác bị bỏ rơi, nhưng anh cũng đừng quá ganh tỵ với con bé bỏng nha.

8. Nhớ đừng bao giờ để em bị đói. Lúc đói em sẽ dễ quạu hơn nhiều đấy! Anh cũng bỏ thói quen réo tên vợ mỗi khi làm gì đó nhé, em đang rất nặng nề, và mệt nhọc, em biết là anh sẽ làm được tất cả mọi thứ mà, chỉ cần anh chịu khó để ý chút xíu thôi.

9. Em sẽ nói thẳng những vấn đề của em. Nếu em mệt, em sẽ nói là mệt và anh nên tự động giúp đỡ việc nhà cho em nhé.

10. Đây là cơ hội có 1 không 2 để anh chăm sóc em mà không cần kiêng dè bất cứ ai. Em biết đàn ông thường vụng về mà, tuy nhiên, em tin rằng với sự cố gắng của mình, anh sẽ đỡ đần được rất nhiều việc cho em và cùng em tận hưởng thời gian trước khi con ra đời.
—–
Bài viết dễ thương từ webtretho


Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin…

Cúm có gây dị tật thai nhi?

Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai . Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.

Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.

Cúm có gây sảy thai?

Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi bà bầu bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai

Khi cảm cúm có được uống thuốc?

Không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Loại thuốc nào cần tránh cho bầu?

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
– Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
– Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Phải làm gì khi bị cúm?

Khi bị cảm cúm, bầu không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên lập tức đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, các loại máy siêu âm hiện đại cũng giúp tầm soát những nguy cơ thai nhi nên bầu cũng không phải quá lo cúm ảnh hưởng đến thai nhi, có nên giữ hay không… Lo lắng quá sẽ khiến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi đấy!

Phòng cúm bằng cách nào?

– Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

– Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

– Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.

– Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài hít khí trời trong lành.

– Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress.

Bệnh cúm khi mang thai 3 tháng đầu

Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin…

Cúm có gây dị tật thai nhi?

Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai . Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.

Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.

Cúm có gây sảy thai?

Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi bà bầu bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai

Khi cảm cúm có được uống thuốc?

Không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Loại thuốc nào cần tránh cho bầu?

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
– Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
– Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Phải làm gì khi bị cúm?

Khi bị cảm cúm, bầu không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên lập tức đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, các loại máy siêu âm hiện đại cũng giúp tầm soát những nguy cơ thai nhi nên bầu cũng không phải quá lo cúm ảnh hưởng đến thai nhi, có nên giữ hay không… Lo lắng quá sẽ khiến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi đấy!

Phòng cúm bằng cách nào?

– Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

– Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

– Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.

– Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài hít khí trời trong lành.

– Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress.